4 min read

Nền tảng

Hey xin chào bạn

Mình là Danny kkk

Hôm nay mình muốn nói về 1 vấn đề khá khô khan ... nền tảng

Khi xây dựng 1 căn nhà, thời gian xây móng nhà lúc nào cũng chiếm 20 - 30% tổng thời gian, và nó có lý do cho việc đó

Nếu móng không vững, thì bạn sẽ không thể xây nhà cao được

Và càng muốn xây cao, thì phần móng lại càng phải vững, phải sâu, phải chắc... còn không thì hậu quả thật sự ... không thể ngờ

Trong công việc cũng vậy, những người có khả năng thích ứng với thị trường là những người có nền tảng kiến thức cứng và tốt nhất.

Ví dụ cha đẻ của Marketing hiện đại, ông Philip Kotler, mặc dù hiện tại đã cao tuổi nhưng mình có thể thấy ông rất nhạy bén với thị trường, bằng chứng là từ Marketing 1.0, hiện tại ông đã ra tới Marketing 4.0

Marketing nó thay đổi theo từng giai đoạn, khi xưa thì kênh truyền miệng, báo giấy, truyền hình chiếm ưu thế, rồi tới mạng xã hội, quảng cáo hiển thị, tìm kiếm...

Xa hơn hiện tại là thời của Short Content Marketing

Điều này chứng tỏ Philip Kotler có một nền tảng thực sự sâu và vững chắc, nó cho phép ông xây nhà cao. Thị trường cao tới đâu, ông cao tới đấy.

Mình cũng khá tự hào là sau 10 năm với POD và Ecommerce, mình vẫn còn trụ lại ở đây, dù không xây nhà cao được như nhiều người, nhưng vẫn nằm trong ... cái xóm trọ đấy :)))

Lúc đầu mình cũng học những cái Fancy lắm, như cách chạy Facebook Ads, cách chạy Google Ads, cách này, cách kia...

Điều này giúp mình trở thành 1 người thợ giỏi, biết làm nhiều thứ và làm rất tốt. Nhưng không thể giúp mình trở thành 1 chuyên gia...

Điểm bùng phát là khi mình bắt đầu quan tâm và tìm hiểu sâu hơn về những cái ... nền tảng.

Ví dụ nhé: mình không học về cách chạy ads nữa, mà mình học về cách vận hành của nền tảng quảng cáo của Facebook, Google ... tìm hiểu xem nó hoạt động như thế nào? Nó dựa vào gì để phân phối ....

Thì từ đấy, mình biết được phải làm Ads như nào, phải làm content như nào để phù hợp với nền tảng mà mình đang sử dụng.

Hay trong việc bán hàng, mình chú trọng hơn vào việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, vì cốt lõi vẫn là bán cho ai rồi mới tới bán như thế nào mà.

Từ việc thay đổi tư duy trong cách học, dần dần mình bớt thời gian vào việc tìm kiếm tip này, tip kia, tút này, tút nọ, và dành nhiều thời gian hơn cho những gì mình cho là ... nền tảng

Ví dụ: mình không còn check stats quảng cáo hàng ngày nữa, mình dành thời gian cho việc tìm hiểu khách hàng, nghiên cứu sản phẩm cho phù hợp với Insight của khách hàng, xây dựng Store làm sao cho thuận tiện với khách hàng nhất....

Nền tảng của việc bán hàng bây giờ không xoay quanh việc chạy ads, mà xoay quanh khách hàng của mình... Ví dụ thêm nhé: 1 store bán cho khách hàng già từ 50 tuổi trở lên, mình sẽ để font chữ cho nó to lên một chút để khách hàng dễ đọc, bỏ hết những thông tin thừa và chỉ giữ lại những gì mà khách hàng mình quan tâm như:

  • Chế độ bảo hành
  • Thời gian Shipping
  • Khi có trục trặc thì liên hệ support như nào ...
  • Thiết kế sản phẩm cũng đơn giản hơn, không màu mè nhiều
  • ....

Từ việc nắm vững cái nền tảng cần tập trung, tự mình biết phải làm gì để luôn update với thị trường và bắt kịp nó.

Việc xây dựng nền tảng vững chắc còn giúp mình biết được chính xác những lỗ hỗng của các khách hàng mà mình tư vấn để ngay lập tức giải quyết được vấn đề cho họ ... khiến kết quả đến rất nhanh và hiệu quả.

Vậy đó, đó là quan điểm của mình về việc xây dựng Foundation (nền tảng)

Bạn thì sao? Bạn có đồng ý với quan điểm này không? Comment cho mình biết nhé

Thấy bài viết đọc cũng ổn thì share cho bạn bè cùng đọc nhé

Và đừng quên Subscribe ở dưới

Thank you và hẹn gặp lại bạn ở bài sau

Danny